Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

TRUYỀN THUYẾT NGƯU LANG, CHỨC NỮ VỚI TIẾT THẤT TỊCH (Thầy Huỳnh Chương Hưng dịch)

Đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch gọi là “Thất tịch” 七夕, còn gọi là “Khất xảo tiết” 乞巧节, “Nữ nhi tiết” 女儿节. Đây là một lễ tiết đầy màu sắc lãng mạn trong những lễ tiết truyền thống của Trung Quốc, cũng là ngày mà các cô gái thời cổ coi trọng nhất. Ngoài tộc Hán ra, các dân tộc thiểu số khác như Mãn 满, Triều Tiên 朝鲜, Tráng壮, Đồng 侗, Miêu 苗, Xa 畲 cũng có lễ tiết này.

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Tranh: Thốn tâm nguyên bất đại (Thầy Huỳnh Chương Hưng vẽ)


                                                     Thốn tâm nguyên bất đại
                                                     Dung đắc hứa đa hương

                                                                       Trương Vũ: Vịnh hoa lan

                                                                                                                                Dhttp://www.huynhchuonghung.com/2012/05/tranh-thon-tam-nguyen-bat-ai.html

Ảnh : EO GIÓ



Chụp tại Eo Gió 
(Nhơn Lý, Quy Nhơn)
tháng 6/2014



Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

VÔ HỌC VI BẦN, VÔ SỈ VI TIỆN (Thầy Huỳnh Chương Hưng dịch)

                                                

                                                           无学为贫, 无耻为贱

                                       无财非贫, 无学乃为贫; 无位非贱, 无耻乃为贱;
                                       无年非 夭, 无述乃为夭; 无子非孤, 无德乃为孤.

                                                                                                            (围炉夜话)


                                            VÔ HỌC VI BẦN, VÔ SỈ VI TIỆN


Vô tài phi bần, vô học nãi vi bần; vô vị phi tiện, vô sỉ nãi vi tiện; vô niên phi yểu, vô thuật nãi vi yểu; vô tử phi cô, vô đức nãi vi cô.
                                                                                                            (Vi lô dạ thoại)


Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

ẢNH CỬ NHÂN



Chụp tại khuôn viên trường ĐH Quy Nhơn
Tháng 06 / 2014
Nhân ngày Lễ tốt nghiệp



THỨC UỐNG VÀ MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG TRONG NGÀY TẾT TRÙNG DƯƠNG (Thầy Huỳnh Chương Hưng dịch)



Tết Trùng dương (重阳) còn gọi là tết Trùng cửu (重九) bởi vì đúng vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, nhị cửu tương trùng, nhật nguyệt tịnh ứng. Thời cổ, mọi người cho số 9 là số dương cho nên gọi là tết Trùng dương. Thực phẩm được dùng vào ngày tết Trùng dương là “ẩm cúc hoa tửu” (饮菊花酒 – uống rượu hoa cúc) và “ngật Trùng dương cao” (吃重阳糕 – ăn bánh Trùng dương).

“Đăng cao” (登高 – lên cao) là hoạt động chủ yếu trong ngày tết Trùng dương của người xưa, lúc ban đầu khi đăng cao phải uống rượu hoa cúc, Tại sao như vậy? Tương truyền vào thời Đông Hán, Hoàn Cảnh (桓景) người Nhữ Nam (汝南) theo Phí Trường Phòng (费长房) học đạo. Một ngày nọ, Phí Trường Phòng nói với Hoàn Cảnh rằng: Ngày mồng 9 tháng 9, tại Nhữ Nam sẽ xảy ra tai hoạ, bảo người nhà của Hoàn Cảnh đeo túi nhỏ đựng cành thù du (茱萸) trên cánh tay sau đó leo lên núi cao uống rượu hoa cúc thì có thể tránh được tai hoạ. Hoàn Cảnh vội vàng làm theo, và khi chiều tối về lại nhà ông phát hiện gà chó dê bò trong nhà đều chết sạch. Tập tục tết Trùng dương đăng cao uống rượu hoa cúc đã truyền lại như thế.

Ảnh : HOA TRANG



Chụp tại Cafe Dạ Khúc
Tháng 06 / 2014